Tủ điện – một bộ phận bắt buộc phải có trong bất kỳ công trình công nghiệp hay dân dụng nào, từ nhà máy điện đến các trạm biến áp, hệ thống truyền tải phân phối đến các hộ tiêu thụ điện. Nó được dùng làm nơi để lắp đặt và bảo vệ cho các thiết bị đóng cắt điện và thiết bị điều khiển, và là nơi đấu nối, phân phối điện cho công trình, đảm bảo cách ly những thiết bị mang điện với người sử dụng điện trong quá trình vận hành.
Vậy mua tủ điện ở đâu để đảm bảo chất lượng với mức giá phải chăng nhất, theo chân Memart tìm câu trả lời ngay nhé!!!
Tủ điện là gì?
Tủ điện là nơi dùng để chứa/đựng các thiết bị/bảng thiết bị điện như công tắc, nút nhấn, đèn, cầu giao, biến áp, đồng hồ, relay, khởi động từ, test block, terminal block,… Chúng ta có thể nhìn thấy tủ điện ở mọi nơi như trong nhà, trên đường, tuy nhiên thường thấy nhất là ở trong các nhà máy hoặc ở cạnh các thiết bị máy móc, hệ thống lớn. Tủ điện thường được thiết kế có hình chữ nhật hoặc vuông, tùy theo vị trí và mục đích sử dụng mà nó có kích thước và chức năng khác nhau.
“Electrical cabinet” trong tiếng anh là cụm từ để chỉ “tủ điện”. Chữ “cabinet” được hiểu như một cái tủ, buồng, có ngăn kéo hoặc nắp đậy để chứa, lưu trữ vật bên trong. Ngoài ra cũng có thể hiểu đó là bộ phận đầu não, quan trọng trong một hệ thống hay một cái phòng nhỏ, được gọi và hiểu chung là “tủ”.
Tủ điện công nghiệp là gì?
Tủ điện công nghiệp (Industrial Electrical Cabinet) là loại tủ điện thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp và phải đảm bảo các tiêu chí về độ ổn định, độ bền bỉ, sự liên tục và hoạt động chính xác với thời gian dài trong nhiều môi trường làm việc khác nhau. Thông thường tủ điện công nghiệp sẽ có cấu tạo lớn hơn và cấu trúc mạch điều khiển phức tạp hơn so với các loại tủ điện nhỏ tại gia đình, bởi nó được sử dụng tại những nơi cần cung ứng điện với công suất lớn.
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại tủ điện công nghiệp khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng hay tính ứng dụng mà có các loại tủ điện như: tủ điều khiển, tủ mạng, tủ điện phân phối, tủ điện viễn thông.
Các thành phần chính của tủ điện
Nút nhấn
Hầu hết các loại tủ điện đều có nút nhấn, bộ phận này thường được thiết kế ở mặt trước của tủ điện để dễ dàng cho việc sử dụng và vận hành. Với xu hướng hiện nay, nút nhấn cơ dần được chuyển sang nút nhấn cảm ứng hoặc nút nhấn ảo trên màn hình HMI.
Nút dừng khẩn cấp
Nút dừng khẩn giúp đóng cắt toàn bộ mạch điện trong trường hợp hệ thống điện gặp phải sự cố.
Relay trung gian: rơle điện từ với các bộ phận như tiếp điểm chung, tiếp điểm thường mở, tiếp điểm thường đóng, mạch từ, cuộn dây, nguồn nuôi rơ le, lò xo,… Bộ phận rơle điện từ trong tủ điện công nghiệp được dùng trong hệ thống điều khiển có tiếp điểm.
Khởi động từ (contactor)
Được sử dụng để điều khiển hoặc đóng cắt động cơ, máy sản xuất trong công nghiệp và điện dân dụng. Công tắc này được cấu tạo từ 2 điểm và thường được sử dụng để đóng mở cầu dao hay chuyển mạch. Tùy vào mục đích sử dụng và người dùng có thể lựa chọn loại công tắc đơn hoặc công tắc đa.
XEM THÊM: TỦ ĐIỆN CHUYỂN NGUỒN ABS
Aptomat
Là một loại thiết bị bảo vệ đa năng, đóng vai trò bảo vệ sự cố quá tải, ngắn mạch, sự cố quá áp hay dòng điện dò. Trên thực tế thì aptomat được dùng chủ yếu để bảo vệ sự cố quá tải hoặc ngắn mạch cho các động cơ điện. Hiện nay trên thị trường, aptomat đang dần thay thế cầu chì, cầu dao bởi nó có thể giúp vận hành tủ điện tốt hơn.
Lưới lọc bụi và quạt tản nhiệt
giúp làm mát các linh kiện bên trong tủ điện công nghiệp.
Ngoài ra còn một số thiết bị khác trong tủ điện công nghiệp như: relay bảo vệ, relay nhiệt, đèn báo, test block (khối thử nghiệm dòng, áp), terminal block (cầu đấu dây điện),…
Các loại tủ điện phổ biến
Phân loại tủ điện
Hiện nay có khá nhiều tiêu chí để phân loại tủ điện. Ta có thể kể đến một số cách phân loại thường thấy như sau:
- Phân loại tủ điện theo điện thế: tủ điện cao thế, tủ điện trung thế và tủ điện hạ thế
- Phân loại tủ điện theo chức năng: tủ điện phân phối, tủ điện điều khiển, tủ điện động lực,…
- Phân loại tủ điện theo lĩnh vực ứng dụng: tủ điện công nghiệp và tủ điện dân dụng
Từ những cách phân loại tủ điện ở trên, chúng ta có thể gặp các loại tủ điện có những tên gọi như sau:
- Tủ Điện Điều Khiển
- Tủ Điều Khiển ATS
- Tủ Điều Khiển PLC
- Tủ Điều Khiển Quạt
- Tủ Điện Điều Khiển Kích Từ
- Tủ Điện Điều Khiển Động Cơ
- Tủ Điện Điều Khiển Bằng Tay
- Tủ Điện Điều Khiển Chiếu Sáng
- Tủ Điều Khiển Bơm Luân Phiên
- Tủ Điện Điều Khiển Bơm PCCC
- Tủ Điện Điều Khiển Hạ Thế
- Tủ Điện Điều Khiển Qua Biến Tần
- Tủ Điện Điều Khiển Khởi Động Từ
- Tủ Điện Phân Phối
- Tủ Điện Phân Phối DB
- Tủ Điện Phân Phối Hạ Thế
- Tủ Điện Phân Phối Nguồn
- Tủ Điện Phân Phối MDB
- Tủ Điện Phân Phối Trung Tâm
- Tủ Điện Phân Phối Tổng MSB
- Tủ Điện Phân Phối Ghép Khoang
- Tủ Điện Phân Phối Công Suất Nhỏ
- Tủ Tụ Bù
- Tủ Tụ Bù Hạ Thế
- Tủ Tụ Bù Trung Thế
- Tủ Điện Cấp Nguồn Thi Công
- Tủ Socket
- Tủ Điện Tổng
- Tủ Bảng Điện Chính
- Tủ Điện Công Nghiệp
- Tủ Điện Lập Trình PLC
- Tủ Bảng Điện Chất Lượng Cao
- Ngoài ra, còn có các tên gọi tương ứng với các loại tủ khác […]
Vai trò và công dụng của tủ điện
Ứng dụng của tủ điện dân dụng
Tủ điều khiển động cơ được ứng dụng trong building, nhà máy, văn phòng, khu công nghiệp cho các động cơ bơm, quạt, máy cắt, máy nghiền, cũng như các động cơ cần thay đổi tốc độ, lưu lượng hoặc động cơ công suất lớn.
Cụ thể như: điều khiển bơm sinh hoạt, bơm cứu hoả, đài phun nước, bơm tăng áp, quạt hút khói cầu thang, quạt thông gió tầng hầm,…
Ứng dụng của tủ điện công nghiệp
Tủ điện được dùng để điều khiển máy móc thiết bị và các động cơ điện để quản lý và bảo vệ cho các máy móc hoạt động ổn định nhất. Các loại tủ điện công nghiệp có rất nhiều ưu điểm: công suất lớn, độ bền cao, điều khiển tốt nhất cho các cho các động cơ điện. Tủ điện điều khiển được ứng dụng rất nhiều ở các không gian khác nhau như: nhà máy bơm nước, xưởng sản xuất hay các khu công nghiệp lớn.
Tủ điện phân phối được sử dụng trong các mạng điện hạ thế và là các thành phần quan trọng nhất được lắp đặt tại các phòng kỹ thuật điện tổng của các công trình, xí nghiệp, các trung tâm thương mại,…
Tủ điện công nghiệp được dùng để chiếu sáng và thường được đặt ở những nơi công cộng, điều khiển được hệ thống chiếu sáng ở rất nhiều các khu vực như: khu đô thị, công viên, vườn hoa,…cùng với rất nhiều các không gian ngoài trời khác.
Các bước lắp tủ điện công nghiệp
Bước 1: Đọc hiểu bản vẽ và danh sách vật tư trong tủ điện
- Việc đọc hiểu bản vẽ là yếu tố hết sức quan trọng, khi đọc hiểu được bản vẽ thì mới biết được mục đích công việc của cần làm cho mỗi tủ điện. Biết làm gì trước, làm gì sau cho hợp lý và hiệu quả công việc nhất.
- Khi đọc bản vẽ cần kết hợp với danh sách vật tư tủ điện xem các thiết bị trên bản vẽ có thiếu thừa gì so với danh sách vật tư không. Phản hồi lại với người quản lý cấp trên nếu có, để có phương án nhập thêm vật tư hoặc chỉnh sửa thiết kế.
Đọc bản vẽ cần đọc và chú ý các điểm sau:
- Đọc bản vẽ quy cách tủ điện: Bảng này sẽ cung cấp đầy đủ thông số về tủ điện, chủng loại tủ điện, mẫu mã, quy chuẩn. Các bạn cần đọc kỹ để nắm rõ quy cách tủ điện.
- Đọc bảng ghi chú ký hiệu: Đây là bảng quy định chung về các ký hiệu thiết bị của ngành điện. Tuy nhiên, mỗi công ty sẽ có phòng thiết kế khác nhau nên ký hiệu có sự khác biệt đôi chút về hình dạng. Các bạn đấu nối công ở công ty nào lâu thì sẽ quen ký hiệu, còn nếu mới vào thì có thể hỏi các bạn làm trước những ký hiệu chưa rõ.
- Đọc bản vẽ bố trí thiết bị: Công việc chính của bước này là xác định vị trí lắp đặt, cách lắp đặt, kích thước hình dạng thực tế và các thông số kèm theo cho từng thiết bị. Ở khâu này cần nắm được cần những loại bulong, ecu, ray gá hay máng điện như thế nào để gắn được thiết bị lên tủ.
- Đọc bản vẽ động lực: Khâu này cần xác định được các loại đồng thanh cái, dây động lực, đầu cốt động lực. Bản vẽ thiết kế chuẩn thì sẽ có tiết diện dây đầy đủ theo chủng loại và mẫu mã. Một số công ty nhỏ sẽ không chú ý đến khâu này lắm, nên thường để chống chủng loại dây sử dụng. Nếu các bạn làm kinh nghiệm sẽ biết cần dùng loại cáp nào, nếu các bạn là người mới có thể tham khảo bảng chọn tiết diện dây dẫn động lực ở bước 4.
- Đọc bản vẽ điều khiển: Thông thường bản vẽ điều khiển được thiết kế từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Nên các bạn đọc bản vẽ điều khiển cũng theo trình tự này sẽ dễ hiểu nhất. Chung quy lại, bản vẽ điều khiển dùng để điều khiển đóng cắt các cuộn hút của rơ le, contacor theo các tín hiệu đầu vào hay các nút nhấn, chuyển mạch. Thông qua rơ le, contactor để điều khiển động cơ, bơm, van,…
Bước 2: Gá lắp thiết bị điện lên tủ điện
- Thiết bị để lắp tủ điện sẽ được bộ phận kho của công ty cung cấp.
- Vỏ tủ điện bên lắp giáp cơ khí sẽ chuyển sang xưởng điện để lắp thiết bị điện và đấu nối
Nguyên tắc gá thiết bị điện:
– Trường hợp có bản vẽ thiết kế các bạn sẽ gá lắp theo bản vẽ thiết kế.
– Trường hợp tủ chưa có bản vẽ thiết kế: các bạn nên lắp sắp xếp sao cho diện tích sử dụng là ít nhất, tiết kiệm dây dẫn điện và đảm bảo được cả tính thẩm mỹ. Cách sắp xếp hợp lí nhất được bố trí như sau:
- Aptomat tổng đặt trên cùng góc trái;
- Góc phải trên cùng lắp cầu chì, bộ nguồn, bộ bảo vệ pha;
- Các át nhánh để xuống hàng bên dưới;
- Sau là bộ điều khiển, rơ le trung gian;
- Tiếp theo đến contactor, rơ le nhiệt;
- Dưới cùng là cầu đấu.
Sau khi được bộ phận kho cung cấp đủ vật tư các bạn tiến hành gá lắp thiết bị:
Lắp máng điện: máng điện cắt theo kích thước trên bản vẽ và bắn theo vị trí trên bản vẽ bố trí thiết bị. Ở panel thông thường sẽ có lỗ đột dấu ở công đoạn sản xuất vỏ tủ bằng máy CNC để lắp máng theo các đường dấu có sẵn, sẽ tiết kiệm thời gian cho việc gá lắp;
- Lắp các thiết bị động lực: Các thiết bị động lực thường được gá lắp bằng bulong và ecu. Các điểm gá lắp sẽ được đột lỗ phù hợp để gá thiết bị;
- Lắp các thiết bị điều khiển: Các thiết bị điều khiển thông thường là gá trên thanh ray cài. Ray cài được bắn vào panel tủ điện bằng vít tự khoan, hoặc đinh rút. Sau khi đã lắp ray cài;
- Lắp thiết bị cánh tủ điện: đèn báo, nút nhấn, chuyển mạch, còi báo, HMI, đồng hồ Volt, Ampe, … Các thiết bị ở cánh tủ thông thường sẽ được đột trước lỗ gá lắp thiết bị. Tuy nhiên có các tủ điện dùng vỏ tủ có sẵn thì cần khoét lỗ bằng máy khoan có lắp đầu mũi khoét phi 22, 25, 30; dùng máy cắt để cắt các lỗ cắt hình vuông hay chữ nhật;
- Lắp đặt vật tư khác: quạt gió, công tắc hành trình, đèn chiếu sáng tủ điện,…;
Bước 3: Dán tên các thiết bị trên tủ điện
Để công việc đấu nối nhanh, cần phải dán tên các thiết bị theo bản vẽ để khi đấu không phải xem lại bản vẽ, đếm lại số thứ tự thiết bị nhiều lần. Các nhãn tên thiết bị thường được in bằng máy in Brother, MAX,… Máy thông dụng hay sử dụng ở các nhà máy lắp ráp tủ điện để in nhãn thiết bị và ống nhãn để đấu dây là máy LM-550.
Trên đây, Memart đã giới thiệu cho các bạn tổng quan về tủ điện và những loại tủ điện phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng rằng, những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn khi tìm hiểu về tủ điện.